Xem điểm hay sửa điểm trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La
1654 views

Liên quan đến vụ gian lận thi cử ở Sơn La về lời khai của các thí sinh nằm trong danh sách được sửa điểm trong đó, có 11 thí sinh thừa nhận có liên hệ trực tiếp với các cán bộ làm việc tại Sở GD&ĐT Sơn La để nhờ xem điểm chứ không phải để “nâng điểm”.

Việc nhờ vả này không mang tính chất vụ lợi, có thỏa thuận về tiền bạc. Lời khai này của các thi sinh đều trùng hợp với lời khai của các bị can và những người liên quan.

Như trường hợp của thí sinh N.Y.K. – con ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng phòng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT tỉnh Sơn có trực tiếp đọc thông tin cho bố mình để nhờ xem điểm hộ.

Thí sinh L.V.H. thừa nhận được bố đẻ là ông Lê Văn Huy cho số điện thoại của bà Trần Thị Phương – giáo viên môn Lịch sử trường THPT Mộc Lỵ (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) để H. trực tiếp liên hệ nhờ xem điểm. Lời khai này phù hợp với lời khai của bà Trần Thị Thu Phương về việc chuyển thông tin.

Bốn thí sinh khác khai chuyển thông tin cho bà bà Nguyễn Thị Dung – Phó trạm trưởng trạm Y tế thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn, TP Sơn La) nhờ xem điểm.

Xem điểm hay sửa điểm trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La
Xem điểm hay sửa điểm trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La

Sau đó bà Dung chuyển thông tin của những thí sinh này cho người bạn thân Nguyễn Thanh Nhàn – Phó trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Sơn La đặt vấn đề nhờ Nhàn tạo điều kiện về điểm “nâng điểm” cho một số thí sinh là con em đồng nghiệp người thân và được Nguyễn Thanh Nhàn nhất trí.

Thí sinh L.V.T cho biết cung cấp thông tin cho bà Nguyễn Thị Hương – Phó trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT Sơn La nhờ xem điểm. Lời khai này phù hợp với lời khai của Nguyễn Thị Hương.

Bà Hương khai nhận, do tình cờ gặp L.V.T tại cổng Sở GD&ĐT Sơn La và thí sinh này chuyển thông tin nhờ giúp “xem điểm thi”. Sau đó, Hương chuyển lại thông tin cho ông Nguyễn Ngọc Hà giúp đỡ.

Lời khai của bà Hương khiến nhiều người liên tưởng đến phân trần đầu tiên của ông Hoàng Tiến Đức – Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La về việc nhờ cấp dưới xem điểm thi cho 8 thí sinh. Trong đó, có một thí sinh được ông Đức tình cờ biết đến khi gặp người bạn tại nhà hàng ở TP. Sơn La.

Người bạn này của ông Đức sau đó cũng khai rằng, tình cờ gặp một vị khách đến sử dụng dịch vụ tại quán và đọc thông tin cho ông này. Sau dó, ông này lại nhờ ông Đức xem điểm.

Trước đó theo kết quả điều tra (đã được tống đạt đến các bị can), trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, ông Trần Xuân Yến được phân công là ủy viên ban chỉ đạo thi của tỉnh, phó chủ tịch hội đồng thi, trưởng ban vận chuyển và bàn giao đề thi, phó trưởng ban thường trực ban coi thi, phó trưởng ban thường trực ban chấm thi, tổ trưởng tổ xử lý bài thi trắc nghiệm.

Loading...

Kết quả điều tra cho thấy vị phó giám đốc sở này đã nâng điểm cho 13 thí sinh, đây đều là những trường hợp do cấp trên, do đồng nghiệp và người quen nhờ vả. Đáng chú ý, trong số 13 thí sinh này có 8 trường hợp do chính giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La “gửi gắm”.

Kết quả điều tra cũng cho thấy ngoài ông Trần Xuân Yến nhận giúp 13 thí sinh, bà Nguyễn Thị Hồng Nga nhận giúp 16 thí sinh. Bị can Đặng Hữu Thủy (phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La) nhận giúp 4 thí sinh. Bị can Lò Văn Huynh (trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng) nhận giúp 7 thí sinh.

Bị can Nguyễn Thanh Nhàn (phó trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng) nhận giúp 4 thí sinh. Bị can Đỗ Khắc Hưng (nguyên cán bộ Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La) nhận giúp 1 thí sinh. Bị can Đinh Hải Sơn (nguyên cán bộ Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La) nhận giúp 2 thí sinh, trong đó có 1 thí sinh là em vợ.

Về “chi phí” để giúp rút bài sửa nâng điểm, có bị can khai để rút bài sửa nâng điểm 3 môn đạt đến mức tổng điểm yêu cầu trong tổ hợp xét tuyển đại học, trung bình mỗi trường hợp “giá” là 1 tỉ đồng. Được biết, quá trình điều tra, một số bị can trong vụ án đã tự giác nộp lại số tiền thu lợi bất chính.

Loading...

Liên kết :