Tỉnh Lâm Đồng, người dân chăn trở nỗi lo đầu ra cà phê sạch, nhiều người nông dân phải đối mặt với cảnh sản lượng giảm, mức giá thu mua thấp. Những người trồng cà phê theo hướng hữu cơ hoá gặp rất nhiều khó khăn.
1. Đầu ra khó kiếm nhưng phải đảm bảo chất lượng
Với nhiều kinh nghiệm trồng cà phê lâu năm của người dân tỉnh Lâm Đồng, việc phát triển thương hiệu cà phê hữu cơ cho biết, người dùng đang ngày càng ý thức hơn trong việc sử dụng nông phẩm sạch trong đó có cà phê. Do đó, trên thị trường hiện nay, cũng có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả giá cao và thu mua với giá cao.
Theo tintuc247.vn cho biết, Lượng Cà phê sạch được sản xuất ra hiện nay, chỉ cần cải thiện ở khâu thu hoạch sơ chế thì giá trị đã được đẩy lên 20%- 50% so với giá thị trường. Nhu cầu của các doanh nghiệp cũng cao hơn, trong việc thu mua cà phê dạng này cũng rất lớn
Tuy nhiên, còn một số hộ nông dân là tính manh mún, nhỏ lẻ, còn có nhiều hộ dân chỉ có khoảng 1 – 2 hecta với sản lượng 3-6 tấn/năm thì quá ít để các doanh nghiệp hợp tác. Đơn vị muốn mua để rang hoặc xuất khẩu thì nhu cầu lên tới cả trăm tấn.
2. Xây dựng thương hiệu là chuyện rất khó
Nỗi lo đầu ra cà phê sạch và chuyện xây dựng thương hiệu không hề dễ. Người dân tỉnh Lâm Đồng trồng cà phê và tự xây dựng thương hiệu, làm nhãn mác cho chính sản phẩm của mình để tìm đầu ra. Có thể nói đây là phương pháp mà nhiều bạn trẻ lựa chọn khi quyết định lập nghiệp với cây cà phê hoặc các loại nông sản khác. Tuy nhiên với quy mô nhỏ lẻ, nỗi lo đầu ra cà phê sạch ngày càng trở thành nỗi chăn trở của người dân nơi đây.
Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, việc tìm đầu ra để tiêu tụ sản lượng cà phê không hề dễ. Kéo theo đó là những khó khăn về nguồn lực con người, nguồn lực tài chính. Trồng cà phê theo hướng hữu cơ nhiều thách thức hơn là thuận lợi, không thật sự thu hút người trồng.
Với nỗi lo đầu ra cà phê sạch và xây dựng thương hiệu thành công, điều cần làm là xây dựng tiêu chuẩn chất lượng chung cho cà phê Việt Nam, từ đó nâng cao thương hiệu cà phê quốc gia.
Ngoài ra, nếu muốn nâng cao giá trị cho cà phê Việt Nam nói chung, cần có một tiêu chuẩn chất lượng chung cho cà phê Việt Nam. Tiêu chuẩn từ chất lượng, giống, cây trồng, cách sơ chế, chế biến và cả tiêu thụ. Từ đó, xây dựng được thương hiệu chung cho sản phẩm cà phê hữu cơ, cà phê sạch.